Cứu hàng vạn sinh linh trong mấy kiếp


Đêm nọ, đức vua Ba Tư Nặc nghe bốn tiếng “ Du Sa No So” rất lớn nên ghê sợ. Ngài lấy làm kinh khủng. Sáng hôm sau lâm trào, vua cho mời các thầy Bà la môn đoán mộng đến hỏi về bốn tiếng ghê rợn ấy. Các thầy đồng đáp:

- “Đây là việc tai hại nếu lệnh Hoàng Thượng không tế thần lửa.”

Cách thức tế thần lửa của bọn Bà La Môn rất dã man. Lửa được đốt cháy trong một hầm to, khi ấy mỗi loài thú vật giống đực một trăm, giống cái một trăm, lại thêm giống người một trăm đồng nhi nam, một trăm đồng nhi nữ bị giết lấy máu tươi đổ vào lửa đang cháy trong hầm ấy, cho đến lúc mọi vật điều ra tro bụi. Đó là tế thần lửa.

Những đứa trẻ và các giống thú sắp bị giết kinh sợ la khóc om sòm thấu tai bà Hoàng Hậu Makila, bà là tín nữ phật giáo rất thông minh, từ bi đức hạnh.

Lệnh bà nghe tiếng la ấy mới lấy làm lạ liền vào hầu hỏi đức vua. Sau khi hỏi thăm tự sự và nghe qua việc ấy, lệnh bà mới tâu rằng:

Lệnh hoàng thượng! Gần đây có bậc đại trí thức sao Lệnh Hoàng Thượng không đi hỏi để nghe lời chi bọn Bà La Môn?

Đức vua tỉnh ngộ mới vào hầu Đức Thế Tôn hỏi về việc ấy. Đức Thế Tôn dạy rằng việc ấy không có hại gì đến một nhân vật nào cả và Ngài mới giải rõ cho Đức vua biết nhân sinh bốn tiếng “Du Sa No So” ấy. Đó là bọn ma quỷ quyến thuộc của Ngài chịu đói khổ trong địa ngục đồng sôi từ mấy kiếp, cầu sinh Ngài hồi hướng phước báu đến chúng nó. 

Và chúng rất hối tiếc việc ác đã tạo. Đức vua trong sạch tin theo lời Phật dạy, về truyền thả tất cả người và giống thú bãi bỏ việc tế thần lửa. Tất cả điều tán dương ân đức hoàng hậu Malika. Nhân đây chúng ta thấy rằng: người trí thức đem đến sự lợi ích cho tất cả mọi người như Hoàng Hậu còn kẻ ác như bọn Bà La Môn, chỉ đem lại cái khổ cho người khác mà thôi.

Các Thầy Tỳ Khưu khi nghe câu chuyện này, mới vào hầu Đức Phật và đem câu chuyện ấy ra nói, và khen bà Hoàng Hậu Makila thật là một bậc trí thức, chỉ một lời nói mà cứu được biết bao sinh linh. Đức Thế Tôn mới dạy rằng:

Chẳng phải trong kiếp hiện tại mà bà MaLiKa mới cứu sống bao nhiêu sanh linh đó thôi. Nàng đã dùng trí tuệ mà cứu nhiều nhân vật trong kiếp trước nữa.

Rồi Đức Thế Tôn mới nhắc tích xưa cho các Thầy Tỳ Khưu nghe rằng:

- Trong lúc quá khứ, có một vị thái tử con của một đức vua xứ Bãrãnasĩ.

Thái tử ngày nọ đến dưới một cội cây dừng to lớn van vái với một vị Thọ thần nơi cây ấy rằng: “Nếu sau khi phụ vương tôi băng hà, ngài hộ trì cho tôi tức vị và chiếm lấy thêm một trăm lẻ một nước nữa tôi sẽ cúng dường máu của một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu của xứ ấy cho ngài.

Sau vị thái tử ấy quả được như ý nguyện. Ngài theo lời hứa với vị Thọ thần, bắt một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu đến cột ở cây cội dừng để giết lấy máu tế Thọ thần. Trừ một vị hoàng hậu tên là Dhammadinna vì bà đang có thai.

Khi ấy vị thọ thần hốt hoảng vị sợ tội lỗi ghê gớm sắp thi hành, cũng vì lời van vái xưa của vị thái tử, mà chính ngài làm Thọ Thần. Nếu không có hộ trì vị ấy làm được vua và chiến thắng một trăm lẻ một nước thì làm sao có tội lỗi lớn này. Ông bèn nghĩ rằng: “Nếu để như vầy, cõi Diêm Phù đề này sẽ không còn vua và cội cây ta sẽ dơ uế.” Ông liền chạy đi hỏi kế chư thiên vương, chỉ có Đức Đế Thích bày kế cho Ngài, vị Thọ thần trở về cây dừng.

Lúc đại lễ sắp cử hành, vị Thọ Thần mặc một áo bào đỏ, trong cội cây bước ra. Đức vua

Bãrãnasĩ mới yêu cầu vị Thọ Thần ở lại thọ lễ, vị thọ thần bảo:

Đại Vương có hứa với ta một trăm lẻ một vị nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu, ngày nay thiếu một vị hoàng hậu vợ vua Uggena nên ta không thọ lễ này.

Đức vua nghe qua kinh sợ, mới bắt luôn bà Đàn Ma Dinh để giết. Khi đến nơi bà Hoàng Hậu Đàn Ma Dinh chỉ đảnh lễ chồng bà thôi. Đức vua Bãrãnasĩ nổi giận hỏi:

Ta đây là đấng chúa tể đã chinh phục một trăm lẻ một nước tại sao nhà ngươi không đảnh lễ ta mà lại đảnh lễ chồng của nhà ngươi là một nhà vua đã mất nước.

Hoàng hậu Đàn Ma Dinh trả lời:

Tâu Đại Vương! Chồng tôi ban bố cho tôi thức ăn, thức mặc, tước vị Hoàng Hậu này cũng do chồng tôi ban bố cho tôi, nêi tôi đảnh lễ người, còn Đại Vương, Đại Vương cho tôi món gì đâu mà tôi phải đảnh lễ Đại Vương.

Vị Thọ Thần liền vỗ tay khen bà:

- Lành thay! Lành thay!

Đức Vua Bãrãnasĩ lại tức giận thêm:

Nhà ngươi không làm lễ ta đã đành. Nhưng vị Thọ Thần của ta là Đấng Chí Tôn, có oai lực độ trì ta tức vị Đế Vương và chiến thắng một trăm lẻ một nước, tại sao nhà ngươi không đảnh lễ?

Bà Đàn Ma Dinh đáp:

Tâu Đại Vương! Đại Vương được tước vị và chiến thắng một trăm lẻ một nước đây là nhờ hồng phước của Đại Vương đã tạo trong nhiều kiếp trước, chớ không phải nhờ ông thần ông thánh nào cả.

Vị Thọ Thần vỗ tay khen ngợi bà lần nữa. Lúc ấy Bà Đàn Ma Dinh chợt thấy một nhánh mé trái của cây dừng bị cháy, mới chỉ và nói tiếp:

Tâu Đại Vương! Đại Vương phán rằng: Tất cả một trăm lẻ một nhà vua phải khuất phục Đại Vương do nhờ oai lực của Thọ Thần, vậy chứ oai lực thần thông của vị Thọ Thần đâu mà Ngài để cho nhành cây của Ngài bị cháy.

Vị Thọ thần lại hoan hô lần nữa:

- Lành thay! Chí lý thay!

“Không có thần thánh nào giúp đỡ ta, hoặc cho ta tội , hoặc ban phước cho ta cả. Những tội lỗi mà ta phải gánh chịu, hoặc được hưởng phước trong kiếp hiện tại này là do nghiệp duyên của ta đã tạo từ ngàn xưa lần lượt trả quả lại cho ta đấy thôi….”

Đức Thế Tôn lại nhắc tiếp tích ấy cho các vị Tỳ Khưu nghe:

Bà Đàn Ma Dinh nói đến đó, bỗng nhiên khóc òa rồi lại cười lên sặc sỡ. Đức vua Bãrãnasĩ lấy làm lạ hỏi:

Nầy Đàn Ma Dinh! Nàng điên rồi sao?

Tâu Đại vương! Người như thần thiếp đâu có điên.

Đức vua hỏi:

Nếu không sao nhà ngươi bỗng khóc rồi lại cười? Bà đáp:
Thần thiếp nhớ kiếp trước của thần thiếp. Trong lúc quá khứ có một lần thần thiếp làm thịt một con dê để đãi bạn bè của chồng, vì tội sát sinh ấy thần thiếp phải đọa địa ngục. Khi được sinh lên cảnh giới này lại phải bị người khác giết chẳng biết bao nhiêu kiếp đếm ra đủ bằng số lông của con dê bị thần thiếp giết trước kia. Đại Vương ngày nay mà giết một trăm lẻ một vị vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu này sẽ bị tội trả nặng đến dường nào! Đại Vương sẽ bị kẻ khác giết trong nhiều kiếp đếm ra bằng số tóc và lông của một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu này. Nghĩ vậy mà thần thiếp khóc.

Còn cười?

Thần thiếp mà cười đây, vì thần thiếp biết rằng lần này thần thiếp bị giết đây là lần chót tội của thần thiếp đã trả xong hết rồi!

Vị Thọ Thần lại hoan hô bà Đàn Ma Dinh:

- Lành thay! Chí lý thay! Đàn Ma Dinh!

Đức vua Bàrànasì nghe đến đây lấy làm ghê sợ, và hổ thẹn tội lỗi, bèn ngõ lời xin lỗi một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu và tha họ trở về ngôi vị cũ.

Đức Thế Tôn nói:

Đức vua Bàrànasì là Đức vua Ba Tư Nặc hiện giờ đây. Nàng Đàn Ma Dinh khi ấy là bà Malika hiện giờ đây. Còn vị Thọ thần khi ấy là Đức Như Lai vậy. Nầy các vị Tỳ Khưu, Như lai đã nói:

Chẳng phải trong kiếp hiện tại mà bà Malika đã dùng trí tuệ cứu sống bao nhiêu sanh linh. Bà đã dùng trí tuệ cứu sống một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu trong kiếp trước nữa.

Xem thêm:

Cứu hàng vạn sinh linh trong mấy kiếp

Cứu hàng vạn sinh linh trong mấy kiếp


Đêm nọ, đức vua Ba Tư Nặc nghe bốn tiếng “ Du Sa No So” rất lớn nên ghê sợ. Ngài lấy làm kinh khủng. Sáng hôm sau lâm trào, vua cho mời các thầy Bà la môn đoán mộng đến hỏi về bốn tiếng ghê rợn ấy. Các thầy đồng đáp:

- “Đây là việc tai hại nếu lệnh Hoàng Thượng không tế thần lửa.”

Cách thức tế thần lửa của bọn Bà La Môn rất dã man. Lửa được đốt cháy trong một hầm to, khi ấy mỗi loài thú vật giống đực một trăm, giống cái một trăm, lại thêm giống người một trăm đồng nhi nam, một trăm đồng nhi nữ bị giết lấy máu tươi đổ vào lửa đang cháy trong hầm ấy, cho đến lúc mọi vật điều ra tro bụi. Đó là tế thần lửa.

Những đứa trẻ và các giống thú sắp bị giết kinh sợ la khóc om sòm thấu tai bà Hoàng Hậu Makila, bà là tín nữ phật giáo rất thông minh, từ bi đức hạnh.

Lệnh bà nghe tiếng la ấy mới lấy làm lạ liền vào hầu hỏi đức vua. Sau khi hỏi thăm tự sự và nghe qua việc ấy, lệnh bà mới tâu rằng:

Lệnh hoàng thượng! Gần đây có bậc đại trí thức sao Lệnh Hoàng Thượng không đi hỏi để nghe lời chi bọn Bà La Môn?

Đức vua tỉnh ngộ mới vào hầu Đức Thế Tôn hỏi về việc ấy. Đức Thế Tôn dạy rằng việc ấy không có hại gì đến một nhân vật nào cả và Ngài mới giải rõ cho Đức vua biết nhân sinh bốn tiếng “Du Sa No So” ấy. Đó là bọn ma quỷ quyến thuộc của Ngài chịu đói khổ trong địa ngục đồng sôi từ mấy kiếp, cầu sinh Ngài hồi hướng phước báu đến chúng nó. 

Và chúng rất hối tiếc việc ác đã tạo. Đức vua trong sạch tin theo lời Phật dạy, về truyền thả tất cả người và giống thú bãi bỏ việc tế thần lửa. Tất cả điều tán dương ân đức hoàng hậu Malika. Nhân đây chúng ta thấy rằng: người trí thức đem đến sự lợi ích cho tất cả mọi người như Hoàng Hậu còn kẻ ác như bọn Bà La Môn, chỉ đem lại cái khổ cho người khác mà thôi.

Các Thầy Tỳ Khưu khi nghe câu chuyện này, mới vào hầu Đức Phật và đem câu chuyện ấy ra nói, và khen bà Hoàng Hậu Makila thật là một bậc trí thức, chỉ một lời nói mà cứu được biết bao sinh linh. Đức Thế Tôn mới dạy rằng:

Chẳng phải trong kiếp hiện tại mà bà MaLiKa mới cứu sống bao nhiêu sanh linh đó thôi. Nàng đã dùng trí tuệ mà cứu nhiều nhân vật trong kiếp trước nữa.

Rồi Đức Thế Tôn mới nhắc tích xưa cho các Thầy Tỳ Khưu nghe rằng:

- Trong lúc quá khứ, có một vị thái tử con của một đức vua xứ Bãrãnasĩ.

Thái tử ngày nọ đến dưới một cội cây dừng to lớn van vái với một vị Thọ thần nơi cây ấy rằng: “Nếu sau khi phụ vương tôi băng hà, ngài hộ trì cho tôi tức vị và chiếm lấy thêm một trăm lẻ một nước nữa tôi sẽ cúng dường máu của một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu của xứ ấy cho ngài.

Sau vị thái tử ấy quả được như ý nguyện. Ngài theo lời hứa với vị Thọ thần, bắt một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu đến cột ở cây cội dừng để giết lấy máu tế Thọ thần. Trừ một vị hoàng hậu tên là Dhammadinna vì bà đang có thai.

Khi ấy vị thọ thần hốt hoảng vị sợ tội lỗi ghê gớm sắp thi hành, cũng vì lời van vái xưa của vị thái tử, mà chính ngài làm Thọ Thần. Nếu không có hộ trì vị ấy làm được vua và chiến thắng một trăm lẻ một nước thì làm sao có tội lỗi lớn này. Ông bèn nghĩ rằng: “Nếu để như vầy, cõi Diêm Phù đề này sẽ không còn vua và cội cây ta sẽ dơ uế.” Ông liền chạy đi hỏi kế chư thiên vương, chỉ có Đức Đế Thích bày kế cho Ngài, vị Thọ thần trở về cây dừng.

Lúc đại lễ sắp cử hành, vị Thọ Thần mặc một áo bào đỏ, trong cội cây bước ra. Đức vua

Bãrãnasĩ mới yêu cầu vị Thọ Thần ở lại thọ lễ, vị thọ thần bảo:

Đại Vương có hứa với ta một trăm lẻ một vị nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu, ngày nay thiếu một vị hoàng hậu vợ vua Uggena nên ta không thọ lễ này.

Đức vua nghe qua kinh sợ, mới bắt luôn bà Đàn Ma Dinh để giết. Khi đến nơi bà Hoàng Hậu Đàn Ma Dinh chỉ đảnh lễ chồng bà thôi. Đức vua Bãrãnasĩ nổi giận hỏi:

Ta đây là đấng chúa tể đã chinh phục một trăm lẻ một nước tại sao nhà ngươi không đảnh lễ ta mà lại đảnh lễ chồng của nhà ngươi là một nhà vua đã mất nước.

Hoàng hậu Đàn Ma Dinh trả lời:

Tâu Đại Vương! Chồng tôi ban bố cho tôi thức ăn, thức mặc, tước vị Hoàng Hậu này cũng do chồng tôi ban bố cho tôi, nêi tôi đảnh lễ người, còn Đại Vương, Đại Vương cho tôi món gì đâu mà tôi phải đảnh lễ Đại Vương.

Vị Thọ Thần liền vỗ tay khen bà:

- Lành thay! Lành thay!

Đức Vua Bãrãnasĩ lại tức giận thêm:

Nhà ngươi không làm lễ ta đã đành. Nhưng vị Thọ Thần của ta là Đấng Chí Tôn, có oai lực độ trì ta tức vị Đế Vương và chiến thắng một trăm lẻ một nước, tại sao nhà ngươi không đảnh lễ?

Bà Đàn Ma Dinh đáp:

Tâu Đại Vương! Đại Vương được tước vị và chiến thắng một trăm lẻ một nước đây là nhờ hồng phước của Đại Vương đã tạo trong nhiều kiếp trước, chớ không phải nhờ ông thần ông thánh nào cả.

Vị Thọ Thần vỗ tay khen ngợi bà lần nữa. Lúc ấy Bà Đàn Ma Dinh chợt thấy một nhánh mé trái của cây dừng bị cháy, mới chỉ và nói tiếp:

Tâu Đại Vương! Đại Vương phán rằng: Tất cả một trăm lẻ một nhà vua phải khuất phục Đại Vương do nhờ oai lực của Thọ Thần, vậy chứ oai lực thần thông của vị Thọ Thần đâu mà Ngài để cho nhành cây của Ngài bị cháy.

Vị Thọ thần lại hoan hô lần nữa:

- Lành thay! Chí lý thay!

“Không có thần thánh nào giúp đỡ ta, hoặc cho ta tội , hoặc ban phước cho ta cả. Những tội lỗi mà ta phải gánh chịu, hoặc được hưởng phước trong kiếp hiện tại này là do nghiệp duyên của ta đã tạo từ ngàn xưa lần lượt trả quả lại cho ta đấy thôi….”

Đức Thế Tôn lại nhắc tiếp tích ấy cho các vị Tỳ Khưu nghe:

Bà Đàn Ma Dinh nói đến đó, bỗng nhiên khóc òa rồi lại cười lên sặc sỡ. Đức vua Bãrãnasĩ lấy làm lạ hỏi:

Nầy Đàn Ma Dinh! Nàng điên rồi sao?

Tâu Đại vương! Người như thần thiếp đâu có điên.

Đức vua hỏi:

Nếu không sao nhà ngươi bỗng khóc rồi lại cười? Bà đáp:
Thần thiếp nhớ kiếp trước của thần thiếp. Trong lúc quá khứ có một lần thần thiếp làm thịt một con dê để đãi bạn bè của chồng, vì tội sát sinh ấy thần thiếp phải đọa địa ngục. Khi được sinh lên cảnh giới này lại phải bị người khác giết chẳng biết bao nhiêu kiếp đếm ra đủ bằng số lông của con dê bị thần thiếp giết trước kia. Đại Vương ngày nay mà giết một trăm lẻ một vị vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu này sẽ bị tội trả nặng đến dường nào! Đại Vương sẽ bị kẻ khác giết trong nhiều kiếp đếm ra bằng số tóc và lông của một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu này. Nghĩ vậy mà thần thiếp khóc.

Còn cười?

Thần thiếp mà cười đây, vì thần thiếp biết rằng lần này thần thiếp bị giết đây là lần chót tội của thần thiếp đã trả xong hết rồi!

Vị Thọ Thần lại hoan hô bà Đàn Ma Dinh:

- Lành thay! Chí lý thay! Đàn Ma Dinh!

Đức vua Bàrànasì nghe đến đây lấy làm ghê sợ, và hổ thẹn tội lỗi, bèn ngõ lời xin lỗi một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu và tha họ trở về ngôi vị cũ.

Đức Thế Tôn nói:

Đức vua Bàrànasì là Đức vua Ba Tư Nặc hiện giờ đây. Nàng Đàn Ma Dinh khi ấy là bà Malika hiện giờ đây. Còn vị Thọ thần khi ấy là Đức Như Lai vậy. Nầy các vị Tỳ Khưu, Như lai đã nói:

Chẳng phải trong kiếp hiện tại mà bà Malika đã dùng trí tuệ cứu sống bao nhiêu sanh linh. Bà đã dùng trí tuệ cứu sống một trăm lẻ một nhà vua và một trăm lẻ một vị hoàng hậu trong kiếp trước nữa.

Xem thêm:

Đọc thêm..